(Dân trí) - Không phải ai cũng có thể nói hàng tiếng trời một cách mạch lạc, khúc chiết và hùng hồn như Cicéron, Phidel Castro hay Steve Jobs, nhưng ai cũng có thể chuẩn bị cho một buổi thuyết trình thành công.
Thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng không chỉ với người làm PR – Marketing mà còn cả với những ai phải trình bày quan điểm trước một cử toạ hoặc thậm chí chỉ là một người.
Sau đây là 9 gợi ý “vàng” của anh Nguyễn Đình Thành - Thạc sỹ Quản trị Văn hóa trường ĐH Paris Dauphine (Pháp), Giám đốc Tư vấn chiến lược truyền thông Le Bros đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Cựu sinh viên Việt Nam tại Pháp (UAVF) chia sẻ, để các bạn tham khảo.
Sơ đồ 9 bước để có một bài thuyết trình thành công.
Trước khi thuyết trình:
1. Xác định rõ mục đích thuyết trình
Làm sao có thể thuyết phục người khác khi bạn không biết mình đang nói để làm gì? Giới thiệu một dự án khởi nghiệp để nhà đầu tư bỏ vốn vào dự án của bạn sẽ khác với thuyết phục người dân di cư để nhường chỗ cho một dự án mới. Thuyết phục vận động sẽ khác với kêu gọi hay tranh biện thắng thua. Giới thiệu ý tưởng dự án khác với thuyết trình về các bước triển khai.
2. Hiểu rõ nội dung/chủ đề thuyết trình
Hãy tìm hiểu cặn kẽ vấn đề mình đề cập, lịch sử nghiên cứu trước đó. Những thách thức phải đối mặt hay thuận lợi có được. Những ai là chuyên gia trong lĩnh vực này và đại cương quan điểm của họ về chủ đề này.
3. Hiểu rõ đối tượng nghe
Điều này cho phép bạn xác định được cách tiếp cận phù hợp. Lứa tuổi, mối quan tâm, lợi ích, nghĩa vụ, trình độ văn hoá, quan điểm,… của đối tượng tiếp nhận sẽ giúp bạn định hình phong cách và cấp độ ngôn ngữ, trang phục, trang điểm phù hợp.
4. Lên outline cho bài thuyết trình
Sử dụng sơ đồ mindmap hoặc hình cây là những gợi ý tốt để có một khung thuyết trình mạch lạc. Tư tưởng chính của bài phát biểu là thân cây, mỗi ý chính là một cành cây, ý phụ là những chiếc lá. Đừng mất thời gian quá sâu vào “vẽ lá”. Người ta vẫn có thể nhận ra cái cây qua thân cây và các cành lớn.
5. Thiết kế slide
Power point không phải là một văn bản word chi chít chữ. Chỉ viết ra những điểm đáng chú ý nhất (các point có power). Hình ảnh, video, infographic, kỹ xảo hình-chữ, hiệu ứng động sẽ giúp bài thuyết trình sinh động hơn nhưng bạn cũng nên chú ý tới “liều lượng” của các thông tin dạng này. Tránh dùng font chữ khó đọc hoặc viết đè chữ lên hình ảnh.
6. Kiểm tra chính tả, ngôn ngữ
Trâu cày không được, thịt! Là một ví dụ cho thấy tầm quan trọng của từng dấu chấm, phẩy, ngắt câu, ngắt dòng. Cẩn trọng khi dùng tiếng nước ngoài, thuật ngữ; tránh dùng tiếng lóng, tiếng địa phương. Sự chuyên nghiệp của bạn được đánh giá ngay từ dấu chấm dấu phẩy.
7. Tập thuyết trình
Bài đã được thiết kế xong. Nhưng nếu phần trình bày không tốt thì công sức cũng đổ sông, đổ bể. Hãy xác định những điểm nhấn, ngôn ngữ cơ thể. Hành động cử chỉ trên sân khấu.
Anh Nguyễn Đình Thành - Thạc sỹ Quản trị Văn hóa trường ĐH Paris Dauphine (Pháp), Giám đốc Tư vấn chiến lược truyền thông Le Bros đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Cựu sinh viên Việt Nam tại Pháp (UAVF).
Trong khi thuyết trình:
8. Hãy hoàn thành “vai diễn” của bạn
Hãy kiểm soát không gian và “nhiệt độ” khán phòng như một diễn viên thực thụ. Liên tục giao lưu với khán phòng, tìm kiếm “đồng minh” bằng mắt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ngôn từ chỉ chuyển tải được 7% điều bạn muốn nói, ngữ điệu, tốc độ, phát âm 38% và ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện trên khuôn mặt 55% còn lại. Hãy kiểm soát thời gian và biết chắc chắn mình đang đi đến phần nào của bài thuyết trình và chú ý tiếp nhận sự hỗ trợ từ đồng đội.
Sau khi thuyết trình:
9. Nốt cuối cùng tròn trĩnh
Bài thuyết trình kết thúc, 95% công việc đã xong. Nhưng nếu bỏ quên việc chào khán phòng, đi xuống từ tốn và đặc biệt là tiếp tục chú ý vào nội dung đang diễn ra bạn sẽ bỏ phí 5% còn lại của “số điểm” mình có được.
Bản nhạc đã sẵn sàng, chỉ còn đợi bạn trình diễn!
Lệ Thu
Nguồn
(Dân trí) - Không phải ai cũng có thể nói hàng tiếng trời một cách mạch lạc, khúc chiết và hùng hồn như Cicéron, Phidel Castro hay Steve Jobs, nhưng ai cũng có thể chuẩn bị cho một buổi thuyết trình thành công.
Thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng không chỉ với người làm PR – Marketing mà còn cả với những ai phải trình bày quan điểm trước một cử toạ hoặc thậm chí chỉ là một người.
Sau đây là 9 gợi ý “vàng” của anh Nguyễn Đình Thành - Thạc sỹ Quản trị Văn hóa trường ĐH Paris Dauphine (Pháp), Giám đốc Tư vấn chiến lược truyền thông Le Bros đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Cựu sinh viên Việt Nam tại Pháp (UAVF) chia sẻ, để các bạn tham khảo.
Sơ đồ 9 bước để có một bài thuyết trình thành công.
Trước khi thuyết trình:
1. Xác định rõ mục đích thuyết trình
Làm sao có thể thuyết phục người khác khi bạn không biết mình đang nói để làm gì? Giới thiệu một dự án khởi nghiệp để nhà đầu tư bỏ vốn vào dự án của bạn sẽ khác với thuyết phục người dân di cư để nhường chỗ cho một dự án mới. Thuyết phục vận động sẽ khác với kêu gọi hay tranh biện thắng thua. Giới thiệu ý tưởng dự án khác với thuyết trình về các bước triển khai.
2. Hiểu rõ nội dung/chủ đề thuyết trình
Hãy tìm hiểu cặn kẽ vấn đề mình đề cập, lịch sử nghiên cứu trước đó. Những thách thức phải đối mặt hay thuận lợi có được. Những ai là chuyên gia trong lĩnh vực này và đại cương quan điểm của họ về chủ đề này.
3. Hiểu rõ đối tượng nghe
Điều này cho phép bạn xác định được cách tiếp cận phù hợp. Lứa tuổi, mối quan tâm, lợi ích, nghĩa vụ, trình độ văn hoá, quan điểm,… của đối tượng tiếp nhận sẽ giúp bạn định hình phong cách và cấp độ ngôn ngữ, trang phục, trang điểm phù hợp.
4. Lên outline cho bài thuyết trình
Sử dụng sơ đồ mindmap hoặc hình cây là những gợi ý tốt để có một khung thuyết trình mạch lạc. Tư tưởng chính của bài phát biểu là thân cây, mỗi ý chính là một cành cây, ý phụ là những chiếc lá. Đừng mất thời gian quá sâu vào “vẽ lá”. Người ta vẫn có thể nhận ra cái cây qua thân cây và các cành lớn.
5. Thiết kế slide
Power point không phải là một văn bản word chi chít chữ. Chỉ viết ra những điểm đáng chú ý nhất (các point có power). Hình ảnh, video, infographic, kỹ xảo hình-chữ, hiệu ứng động sẽ giúp bài thuyết trình sinh động hơn nhưng bạn cũng nên chú ý tới “liều lượng” của các thông tin dạng này. Tránh dùng font chữ khó đọc hoặc viết đè chữ lên hình ảnh.
6. Kiểm tra chính tả, ngôn ngữ
Trâu cày không được, thịt! Là một ví dụ cho thấy tầm quan trọng của từng dấu chấm, phẩy, ngắt câu, ngắt dòng. Cẩn trọng khi dùng tiếng nước ngoài, thuật ngữ; tránh dùng tiếng lóng, tiếng địa phương. Sự chuyên nghiệp của bạn được đánh giá ngay từ dấu chấm dấu phẩy.
7. Tập thuyết trình
Bài đã được thiết kế xong. Nhưng nếu phần trình bày không tốt thì công sức cũng đổ sông, đổ bể. Hãy xác định những điểm nhấn, ngôn ngữ cơ thể. Hành động cử chỉ trên sân khấu.
Anh Nguyễn Đình Thành - Thạc sỹ Quản trị Văn hóa trường ĐH Paris Dauphine (Pháp), Giám đốc Tư vấn chiến lược truyền thông Le Bros đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Cựu sinh viên Việt Nam tại Pháp (UAVF).
Trong khi thuyết trình:
8. Hãy hoàn thành “vai diễn” của bạn
Hãy kiểm soát không gian và “nhiệt độ” khán phòng như một diễn viên thực thụ. Liên tục giao lưu với khán phòng, tìm kiếm “đồng minh” bằng mắt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ngôn từ chỉ chuyển tải được 7% điều bạn muốn nói, ngữ điệu, tốc độ, phát âm 38% và ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện trên khuôn mặt 55% còn lại. Hãy kiểm soát thời gian và biết chắc chắn mình đang đi đến phần nào của bài thuyết trình và chú ý tiếp nhận sự hỗ trợ từ đồng đội.
Sau khi thuyết trình:
9. Nốt cuối cùng tròn trĩnh
Bài thuyết trình kết thúc, 95% công việc đã xong. Nhưng nếu bỏ quên việc chào khán phòng, đi xuống từ tốn và đặc biệt là tiếp tục chú ý vào nội dung đang diễn ra bạn sẽ bỏ phí 5% còn lại của “số điểm” mình có được.
Bản nhạc đã sẵn sàng, chỉ còn đợi bạn trình diễn!
Lệ Thu
Nguồn http://duhoc.dantri.com.vn/du-hoc/9-goi-y-vang-de-co-mot-bai-thuyet-trinh-thanh-cong-1030530.htm
0 Nhận xét